Sự tích ông Táo về Trời
Sự tích ông Táo về Trời [hay truyện Sự tích Táo quân] đề cao nghĩa vợ tình chồng là nền tảng hạnh phúc gia đình và giải thích tục lệ cúng ông Công, ông Táo.
[/alert]
Cuộc hôn nhân tan vỡ
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nhà nọ, lấy nhau đã lâu rồi nhưng mà có được mụn con nào. Một hôm, vì phiền muộn và áp lực hai bên gia đình quá nên xảy ra cãi nhau. Người chồng không làm chủ được, đã đánh vợ hơi quá tay. Chị vợ tủi thân, liền bỏ nhà đi biệt xứ.
Chị đi mãi, đi mãi, cuối cùng duyên số đưa đẩy, chị tái hôn với một người làm nghề thợ săn trên miền ngược. Hai vợ chồng sống với nhau cũng rất hạnh phúc.
Lại nói về người chồng cũ, sau khi vợ bỏ nhà ra đi được mấy ngày, anh ta vô cùng hối hận về những việc mình đã làm trong lúc nóng nảy. Anh gom góm tiền bạc lại, rồi lên đường tìm vợ về.
Nhưng trời đất bao la, biết đi đâu để tìm. Anh đi khắp nơi, đi đến khi hết sạch cả số tiền mang theo bên mình vẫn không bỏ cuộc. Anh làm thuê kiếm thêm chút tiền dọc đường để có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nhưng vì trên đường đi phải trải qua nhiều nỗi vất vả cũng như thường xuyên phải dầm mưa dãi nắng suốt ngày nên sinh ra ốm đau, tiều tụy, phải xin ăn dọc đường để đi tìm vợ.
Sự tích Táo quân
Cuộc hội ngộ bất ngờ
Một hôm, trời xui đất khiến thế nào, anh ta vào đúng nhà người vợ của mình xin ăn. Sau khi nghe chuyện, chị chỉ còn biết ôm lấy chồng cũ mà nức nở. Bao nhiêu hờn tủi trước đây chị đã quên hết từ lâu. Thấy người chồng cũ vì đi tìm mình mà trải qua bao khó khăn vất vả, tiều tụy đi nhiều quá, chị xót thương muôn phần.
Chị liền vào bếp, nấu một bữa ăn tươm tất cho anh chồng cũ ăn lại sức. Sau nhiều ngày lang thang bị cơn đói hành hạ, anh chồng cũ ngồi đánh chén ngon lành. Ăn xong anh ta ngủ thiếp đi vì mệt. Càng nhìn anh, chị càng thương anh, xót xa cho số kiếp của mình.
Khi sắp đến giờ chồng đi săn về, chị cố đánh thức người chồng cũ nhiều lần dậy nhưng không được. Có lẽ lâu ngày không biết đến việc ăn no ngủ say, nên nhất thời không tỉnh được.
Thấy tiếng chồng đầu ngõ, chị hoảng quá, vội lấy hết sức mình cố gắng bế người chồng cũ vẫn còn đang ngủ ra đống rơm sau nhà, phủ rơm lên người giấu tạm, để tránh những điều tiếng không hay.
Anh chồng vừa về, vác theo một con cầy rất to. Hôm nay có vẻ là một ngày đi săn khá thành công. Anh vui vẻ bảo chị vợ chạy ra chợ mua ít gia vị để ướp thịt cầy. Chả mấy săn được con cầy to thế, anh định bụng sẽ mời thêm mấy người hàng xóm thân thiết với gia đình lát nữa sang uống rượu.
Khi người vợ ra ngoài, anh thợ săn ở nhà lôi con cầy ra đống rơm để thui. Lửa bén vào chỗ người chồng cũ bùng lên, vô tình thui luôn người đàn ông xấu số đang ngủ mê mệt sau một bữa cơm no rượu say và những tháng ngày nhọc nhằn vất vả đi tìm vợ.
Sự tích ông Táo [hay Sự tích Táo quân]
Đúng lúc ấy, chị vợ về tới nhà. Chị kinh hoàng nhìn ngọn lửa đang nuốt chửng người chồng cũ. Chị kêu khóc thảm thiết. Đau khổ và dằn vặt, chị lao thẳng vào đống rơm đang cháy bùng bùng chết theo chồng cũ.
Người thợ săn vô cùng hốt hoảng, do tình huống bất ngờ, anh ta không ngăn kịp vợ. Như hiểu ra sự tình, thương vợ và hối hận, anh cũng lao vào đống rơm tự vẫn cùng vợ. Hôm ấy là một ngày cuối đông, tiết trời lạnh giá, ngày Hai mươi ba tháng Chạp Âm lịch.
Ngọc Hoàng trên trời thấy ba người ăn ở có tình có nghĩa, đến chết vẫn gần nhau bèn cho họ hóa thành ba ông đầu rau, để họ có thể tiếp tục sống cùng với nhau trong ngọn lửa hồng ấm áp. Sắc phong cho ba người họ thành Táo quân, trông coi việc bếp núc trên trần gian.
Sự tích ông Táo
Hàng năm, cứ vào ngày Hai mươi ba tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép lên Trời, tâu với thiên đình về việc làm ăn cũng như cách cư xử của từng gia đình dưới hạ giới.
Về sau, người dân thường mua cá chép về thắp hương tổ tiên để tiễn ông Táo chầu Trời vào ngày Hai ba tháng Chạp Âm lịch. Cúng xong sẽ mang cá ra ao hồ, sông suối để thả. Đây là một nét văn hóa riêng của người Việt, tục lệ này bắt nguồn từ câu chuyện Sự tích ông Táo kể trên.
Sự tích ông Táo về Trời [hay truyện Sự tích Táo quân] Truyện dân gian kể
[alert style=”danger”]
[/alert]
Ý nghĩa truyền thuyết Sự tích ông Táo [hay Sự tích Táo quân]
Con người ta ăn ở với nhau phải có nhân có nghĩa, có thủy có chung, trước hết từ trong ra đình, sau ra ngoài xã hội. Đó là truyền thống đạo đức hết sức quý báu của nhân tân ta vốn có từ xưa.
Nhiều truyền thuyết cũ, truyền thuyết cổ xa xưa còn truyền lại tới ngày này thường đề cao, tô đậm truyền thống nhân nghĩa thủy chung vô cùng đẹp đẽ đó. Và truyền thống đạo lí đẹp đẽ đó đã làm nảy nở không ít những thiên truyền thuyết và cổ tích trữ tình đầy thú vị, làm rạng rỡ thêm cho nền văn chương dân gian phong phú của dân tộc ta.
Truyền thuyết Sự tích ông Táo chầu Trời trên đây chính là một trong những truyền thuyết có nội dung ý nghĩa đẹp đẽ nói trên. Cũng như những truyện truyền thuyết Sự tích quả dưa hấu, sự tích trầu cau… mà người Việt Nam nào cũng biết, nó có sức hấp dẫn thật kì lạ đối với mỗi người chúng ta từ xưa tới nay. Mỗi khi năm hết Tết đến, trong gia đình người Việt Nam có tục lệ làm cỗ cúng tiễn ông Táo lên chầu Trời vào ngày Hai ba tháng Chạp Âm lịch, thì câu chuyện thường trở lại tâm trí mỗi người với vẻ kỳ thú vẫn nguyên như vậy.
Câu chuyện có ý nghĩa đề cao cái lẽ nhân nghĩa thủy chung trong đạo vợ chồng, là nền tảng hạnh phúc của mỗi gia đình xưa cũng như này. Cùng với câu chuyện truyền thuyết đặc sắc này, cái lẽ nhân nghĩa thủy chung đó sẽ không bao giờ mai một đi trong truyền thống đạo lí của người Việt Nam.