Một đêm trước Lễ Giáng sinh, trên khắp thế giới, hàng triệu trẻ em đều háo hức chờ đợi điều kỳ diệu mà ông già Noel sẽ mang lại cho chúng vào tinh mơ hôm sau trong những chiếc giày, chiếc tất bên cạnh bếp lò, hay bên những ô cửa sổ. Nhưng vì sao những món quà lại nằm trong những chiếc ủng và chiếc tất? Chuyện kể rằng, có một người đàn ông thuộc dòng dõi quý tộc, vợ ông chết sau một trận ốm liệt giường, để lại cho ông ba cô con gái. Gia cảnh lâm vào khó khăn, ông và các con phải chuyển tới ở một túp lều của những người nông dân. Ở đó những cô con gái phải tự nấu ăn, may vá và dọn dẹp. Khi các con gái đến tuổi kết hôn, người cha vô cùng buồn khổ vì không có của hồi môn cho các con. Một buổi tối, sau khi các cô con gái dọn dẹp nhà cửa và giặt quần áo, họ phơi những chiếc ủng trên giá bếp cho nhanh khô. Đêm đến, Thánh Nicholas, biết được nỗi khổ của người cha, đã dừng lại bên túp lều nhỏ. Qua cửa sổ Thánh Nicholas thấy mọi người đã đi ngủ. Ông lặng lẽ lấy ba túi nhỏ cho vàng vào đó rồi thả theo đường ống khói để chúng rơi vào đúng chiếc ủng mà hồi tối các cô gái mang phơi. Sáng hôm sau, các cô gái dạy và tìm trong những chiếc ủng rất nhiều vàng. Số vàng này đủ để cho cả 3 cô làm lễ kết hôn một cách sang trọng. Người cha nhìn các con gái vui tươi trong ngày cưới vô cùng hạnh phúc. Từ câu chuyện này, trẻ em trên khắp thế giới vẫn luôn thích đặt những chiếc ủng bên cạnh ống khói vào đêm Giáng sinh để nhận được quà vào sáng hôm sau. Ở Pháp, trẻ em thường để giầy của chúng bên cạnh bếp và sáng ra tỉnh dậy không quên kiểm tra món quà trong những đôi giày của mình. Còn tại Hungary, trẻ em lại đặt trên bậc cửa ra vào hoặc cửa sổ đôi giày của mình để đón chờ những điều may mắn. Thời gian trôi nhanh, những món quà trong những chiếc ủng bắt đầu từ bao giờ không ai còn để ý… Hà NetMode Giáng sinh có từ bao giờ? Không ai biết chính xác ngày chúa Jesus ra đời. Cổ xưa có nói rằng, người ta đã kỷ niệm ngày sinh của chúa từ khoảng năm 98 sau công nguyên. Vào năm thứ 137 sau công nguyên, Giáo hoàng của Rome yêu cầu phải có một lễ kỷ niệm trọng thể và chính thức cho vị Chúa này. Rồi tới năm 350 sau công nguyên, một vị giáo hoàng khác của Rome, Julius I, đã chọn ngày 25 tháng 12 hàng năm để tưởng nhớ Jesus và gọi tên là Lễ Giáng sinh - Chrismas.