Thế giới cổ tích trong văn học từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ mỗi con người. Sức sống bền vững của chúng thể hiện qua nội dung chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, có tầm ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành lòng thương yêu, cảm thông với những mảnh đời cơ cực, nghèo khổ. Vì vậy, truyện cổ nước ta thật đúng như lời nhận xét: “Giá trị nhân văn của truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức”. Những tác giả dân gian trải qua quá trình gạn đục khơi trong mà kết tinh thành những tác phẩm văn học đặc sắc, gởi gắm niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện trong cuộc sống vốn nhiều áp bức. Sau đây là những truyện cổ tích khiến ta có niềm tin hơn vào một thế giới tốt đẹp
1. Tấm cám
Tấm Cám là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất khi nhắc tới truyện cổ tích Việt Nam, dường như mọi người dân Việt Nam đều từng ít nhất một lần được nghe qua câu chuyện này. Đây là tác phẩm thể hiện rất rõ sự phản kháng mãnh liệt nhất đến từ tầng lớp chịu áp bức bóc lột.
Truyện ngắn Tấm Cám kể về sự cuộc đời và sự đấu tranh của nhân vật Tấm để có được hạnh phúc của mình. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở chung với Cám và dì ghẻ là mẹ của Cám. Hằng ngày, Tấm bị mẹ con Cám bắt phải làm việc vất vả, khổ sở. tấm chịu sự hãm hại của mẹ con Cám hết lần này tới lần khác, ngăn cản Tấm không có được hạnh phúc khi nhẫn tâm giết cá bống, rồi lại ko cho Tấm đi hội. Đỉnh điểm của câu chuyện nằm ở phần hai, khi sự độc ác của mẹ con cám là không thể tha thứ. Hai người đã giết Tấm 3 lần. Song cho đến cuối cùng cái thiện vẫn dành chiến thắng, Tấm có cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua và mẹ con Cám đã chịu hình phạt thích đáng cho tội ác của mình.
Cái hay của truyện nằm ở sự phản kháng mãnh liệt của Tấm. Tấm đã hồi sinh rất nhiều lần và tự mình chiến đấu cho cuộc sống của mình chứ không chỉ còn dựa dẫm vào thần linh. Đó là dấu hiệu cho sự manh nha phản kháng trong lòng người dân, khi họ không còn chỉ biết ước mơ mà đã chuyển sang đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình.
2. Sọ Dừa
Vẫn sử dụng mô típ quen thuốc trong truyện cổ tích, nhân vật Sọ Dừa trong câu chuyện là một người có ngoại hình xấu xí nhưng có phẩm chất đẹp, như một lời khẳng định cho câu nói “ Cái nết đánh chết cái đẹp”. Chuyện kể rằng ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Vượt qua những âm mưu của hai cô chị, Sọ Dừa cùng vợ sống hạnh phúc.
Tác phẩm thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, không nên đánh giá một người qua ngoại hình của họ, tuy xấu xí những họ vẫn có những tài năng riêng. Với những ai có tấm lòng nhân hậu, họ sẽ có được phần thưởng xứng đáng.
Câu chuyện có cốt truyện khá giống với Tấm Cám của Việt Nam, dường như ở thời đại nào, đất nước nào, con người thì nhân loại vẫn luôn khao khát những điều kì diệu sẽ đến với những con người bất hạnh, nghèo khổ.
Một hôm Hoàng tử mở vũ hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem rất buồn và bật khóc. Thật may có bà tiên tốt bụng đã biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của cô đã làm ngỡ ngàng mọi người, và gây ấn tượng mạnh với chàng Hoàng Tử. Chàng không để mắt tới bất cứ ai ngoài Lọ Lem, hai người bên nhau quên cả thời gian, cho tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn và sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ. Câu chuyện kết thúc rất đẹp khi người ta đã tìm ra Lọ Lem, và hai người lấy nhau, sống cuộc sống hạnh phúc mãi về sau.
Mẹ kế và con riêng tượng trưng cho cái ác, Lọ Lem tượng trưng cho cái thiện, đây là cuộc chiến không hồi kết, nhưng những người viết tác phẩm này vẫn dành niềm tin cho bên tốt, họ luôn tin tưởng rằng chỉ cần có nỗ lực, những người tốt bụng nhất định sẽ dành được hạnh phúc.
4. Cô bé bán diêm - Christian Andersen
Khác với tất cả những truyện cổ tích ở trên, cô bé bán diêm là truyện cổ tích thời hiện đại. Vì vậy cũng có phong cách kể chuyện rất đặc biệt, là tác phẩm có cái kết da diết và đầy ám ảnh.
Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông Noel; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Cuối cùng em chết trong giá rét nhưng giấc mơ về bà thì vẫn luôn đẹp.
Tác giả đã để cô bé bán diêm chết, vì thế giới của cô bé đã đủ đau khổ và không còn có thể chở che cho em được nữa. Nhưng hạnh phúc sẽ mở ra ở một thế giới khác, không có giá rét hay nghèo đói, không có đánh đập chửi mắng. Em cùng bà của mình sống yên bình ở một thế giới đó, bởi những người tốt bụng thì luôn được thượng đế chở che.
5. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Đây là một trong những câu chuyện cổ tích phổ biến nhất trên toàn thế giới. Truyện kể về một hoàng hậu vì ganh tỵ với sắc đẹp của nàng công chúa Bạch Tuyết, nên đã tìm cách hại chết nàng để trở thành người đẹp nhất. Nàng công chúa dưới sự che chở của bảy chú lùn lần lượt vượt qua các âm mưu của mụ cho đến lần cuối cùng, nàng Bạch Tuyết ăn phải trái táo độc, nhờ nụ hôn của hoàng tử mà sống dậy. Cuối cùng, bà hoàng hậu cũng phải trả giá cho những tội ác của mình.
Cũng tương tự như những truyện cổ tích khác, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được sáng tác cũng nhằm thể hiện ước mơ chiến tháng cái ác của con người, cái ác, dù xảo quyệt đến đâu cũng không thắng được sự trong ngần của tâm hồn. Những người tốt bụng luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người và thế lực siêu nhiên, trong khi kẻ ác độc chắc chắn sẽ bị trừng trị. Cốt truyện đơn giản song dễ cảm thức lòng người về giá trị thật của con người, vì lòng đố kị mà không từ mọi thủ đoạn thì dù có đẹp về ngoại hình, bạn cũng không bao giờ là người đẹp nhất. Bởi vẻ đẹp tâm hồn mới bền vững và lâu dài