Đôi điều về tết trung thu ở Việt Nam
Người Việt ăn mừng Trung thu và xem đó như là lễ hội dành cho trẻ em, nét đặc trưng là sự náo nhiệt của âm thanh trống, kèn cùng với những chiếc đèn lồng hình ngôi sao lấp lánh (đèn ông sao) dưới bầu trời dịu mát của những cơn gió nhẹ và ánh trăng sáng tỏ. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa rồng, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn viên. Dù là ở bất cứ nơi nào, người Trung Quốc đều trờ về quê nhà để đoàn tụ với gia đình của họ và xem đó là khoảng thời gian đại gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức tách trà xanh ấm áp với miếng bánh trung thu ngọt ngào và cũng là dịp để bày tỏ và thắt chặt mối quan hệ thâm giao. Riêng những ai ở phương xa vào tết Trung thu đều mong mỏi nhận được thư từ, tin tức của gia đình.
Có nhiều truyền thuyết liên quan đến ngày lễ hội. Lễ hội trông trăng bước đầu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch, trong thời gian đó, mặt trăng trông có vẻ lớn hơn bất kỳ thời gian nào khác trong năm. Mặt trăng tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy và sự thịnh vượng của cuộc sống.
Vào ngày Trung thu, người ta có phong tục biếu, tặng nhau những hộp bánh trung thu cho gia đình và bạn bè. Các loại bánh trung thu truyền thống thường rất giàu hương vị. Những chiếc bánh được tạo hình tròn trông giống như ánh trăng. Có đầy đủ các thành phần với hạt sen, vỏ cam, mứt và các loại đậu.
Theo truyền thống, trong đêm Tết, trẻ em diễu hành trên đường phố, hát ca với lồng đèn đầy màu sắc trong tay. Những chiếc đèn lồng có hình dạng khác nhau bao gồm bướm, cá, và các ngôi sao. Ngoài ra, còn có những chiếc đèn lồng xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại, khi có một ngọn nến được đặt bên trong (đèn kéo quân), giống như là sự xoay chuyển của trái đất quanh mặt trời.
Các điệu nhảy và múa rồng được phổ biến trong thời gian Tết. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà…
Lễ hội đặc biệt thú vị cho trẻ em vui chơi cùng với các loại đồ chơi mới lạ. Những chiếc đèn lồng đầy màu sắc đủ loại, chẳng hạn như con thỏ, cá chép, mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Bên cạnh đồ chơi truyền thống làm từ giấy carton, tấm nhựa, tre, tàu, xe tăng, vv.. còn có những món đồ chơi làm bằng nhựa với pin, có thể điều khiển từ xa cũng đang được bày bán phổ biến. Phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước. Điều này là dễ hiểu do sự cải thiện kinh tế của người dân. Tuy nhiên, cho dù tổ chức ở thành phố hay nông thôn, những nét truyền thống của lễ hội Trung thu vẫn được bảo tồn, được phản ánh thông qua cách mà trẻ em chơi các trò chơi như trốn tìm, sư tử nhảy múa, diễu hành đèn lồng,..
Vào buổi tối của đêm Trung thu, không chỉ là cơ hội cho các em nhỏ vui chơi, thưởng thức các món ăn, bánh kẹo mà còn là cơ hội được nghe ông bà và cha mẹ của họ chia sẻ những câu chuyện vui trong cuộc sống đời thường, cũng như cách chuẩn bị một mâm cổ cho ngày Tết Trung thu. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Dưới ánh trăng sáng, bầu trời quang đãng và môi trường trong lành, mọi người đều thoải mái với một niềm vui khó tả.