1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tay chân miệng, chúng ta cần nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em.
Đối tượng hay mắc bệnh nhất đó là trẻ em trong độ tuổi dưới 5 bởi vì trong thời gian này hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Do đó, cơ thể không thể tự sản sinh kháng nguyên chống lại sự tấn công của virus gây bệnh tay chân miệng. Song, một vài người trong độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng mắc bệnh.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm này? Virus thuộc họ enterovirus chính là tác nhân chính khiến bệnh tay chân miệng bùng phát. Trong tồn tại rất nhiều xung quanh ta, đặc biệt là ở các trường học, khu vui chơi,… Trẻ còn bé, hệ miễn dịch kém nên bị virus này xâm nhập vào cơ thể và hình thành bệnh. Nếu không điều trị dứt điểm, người bệnh có nguy cơ bị nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong đó, thời gian bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất đó là từ tháng 3 đến tháng 5, từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là thời điểm lý tưởng để virus sinh sản và phát triển.
2. Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết
Để sớm phát hiện trẻ đang mắc bệnh, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, nhất là các dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Có thể nói, các bậc phụ huynh rất dễ nhận ra em bé nhà mình đang mắc bệnh hay không, bởi vì các triệu chứng khá đặc trưng.
2.1. Dấu hiệu thường gặp
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh đó là sốt, tùy từng bé sẽ có mức độ sốt nặng, nhẹ khác nhau. Nếu như em bé có biểu hiện sốt cao thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý, đây là biểu hiện báo hiệu bệnh khá nghiêm trọng. Ngoài ra dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng nhất là da rát đỏ, nhiều mụn nước xuất hiện. Chúng có thể xuất hiện ở họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc quanh miệng,…
Mụn nước là dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng nhất.
Thêm một vài biểu hiện đi kèm của bệnh không thể không nhắc tới như: trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, buồn nôn,… Từ những triệu chứng kể trên, cha mẹ nên nghi ngờ việc bé nhà mình đang mắc bệnh tay chân miệng, bạn hãy đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
2.2. Dấu hiệu của bệnh nhân mắc bệnh nặng
Bên cạnh những dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng kể trên, chúng ta cũng cần quan tâm, để ý một số triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng. Dấu hiệu đầu tiên có thể kể đến là tình trạng sốt cao, kéo dài liên tục trong vài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Mặc dù cha mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng cũng không đạt hiệu quả.
Ngoài ra, tình trạng trên cũng gây ra một vài triệu chứng khác. Ví dụ như trẻ hay bị giật mình khi ngủ hoặc đang chơi bình thường. Đặc biệt, tình trạng này sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Quấy khóc nhiều trong ngày cũng là 1 dấu hiệu nặng cần theo dõi.
Có thể nói, những dấu hiệu bệnh tay chân miệng kể trên là rất nghiêm trọng. Bậc phụ huynh cần nắm được chúng và đưa em bé đi khám trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm.
3. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng gì?
Nếu như trẻ không được điều trị bệnh tay chân miệng sớm và dứt điểm, nhiều khả năng bé sẽ bị một số biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong đó, hầu hết người bệnh sẽ bị mất nước, từ đó gây ra hiện tượng loét miệng, đau họng khiến bé rất khó chịu.
Một số trường hợp không may gặp phải những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ví dụ như viêm màng não hoặc viêm não. Chúng làm sức khỏe suy giảm nhanh chóng và thậm chí đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh. Tuy số người bị biến chứng kể trên là rất hiếm hoi, song chúng ta không nên chủ quan.
4. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Để nắm được cách phòng tránh sự lây lan của bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh nên biết những con đường lây lan của bệnh. Tay chân miệng lây lan virus qua nhiều con đường khác nhau, trong đó ta có thể kể đến là: nước bọt, phân, giọt bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc dịch từ mụn nước,…
Vậy chúng ta cần làm giảm để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho con trẻ? Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều quan trọng bậc nhất, đặc biệt là giữ gìn tay chân sạch sẽ. Cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen rửa tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, chính người lớn cũng phải duy trì thói quen trên trước khi cho bé ăn, sau khi thay tã cho con,…
Cha mẹ hãy rèn cho con thói quen rửa tay sạch trước khi ăn uống.
Các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý về vấn đề vệ sinh thực phẩm, đồ ăn cho cả nhà cần được rửa sạch, nấu chín trước khi thưởng thức. Cha mẹ hãy nhắc nhở con không ngậm tay hoặc đồ chơi để tránh sự tấn công của virus đang tồn tại trên đồ vật xung quanh ta.
Bên cạnh đó, chúng ta hãy cố gắng lau dọn sạch sẽ các dụng cụ trong nhà, ví dụ như: mặt bàn, tay nắm cửa, tay nắm của cầu thang và đồ chơi của bé. Trên bề mặt của các đồ vật này có thể chứa rất nhiều virus, chúng có thể tấn công cơ thể em bé bất cứ lúc nào. Vì thế, giữ gìn đồ vật xung quanh sạch sẽ là vấn đề mà chúng ta không nên bỏ qua khi phòng tránh bệnh tay chân miệng.
5. Chế độ ăn uống phù hợp khi trẻ mắc bệnh
Cha mẹ không chỉ quan tâm đến dấu hiệu bệnh tay chân miệng mà còn để ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho em bé mắc bệnh lây nhiễm này. Trong thời gian bị bệnh, trẻ không nên ăn thực phẩm chua, cay quá nhiều, tốt nhất là sử dụng đồ ăn mềm và dễ ăn. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cho con ăn sữa chua, thạch hoặc caramen mềm.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến khích em bé mắc bệnh tăng cường bổ sung nước cho cơ thể. Mỗi khi ăn uống xong, để tránh vi khuẩn sinh sôi, hãy nhớ cho con súc miệng thật sạch bằng nước muối sinh lý nhé!
Có thể nói, bệnh tay chân miệng lây lan cực kỳ nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của em bé. Vì vậy, cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu bệnh tay chân miệng để đưa bé đi khám kịp thời. Như vậy, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ bé bị biến chứng nguy hiểm.