Văn hóa chào dạy cho trẻ mầm non
Người Việt có câu “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
Câu nói ấy dạy cho chúng ta hiểu rằng đó là thể hiện phép lịch sự mà còn thể hiện sự mến khách , thân thiện của con người Việt Nam . Việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn mâm cỗ đầy. Người Việt Nam ta thường coi trọng lễ nghĩa trong đó lời chào hỏi nhau là hết sức quan trọng . Khi gặp nhau Người Việt ta thường chào nhau bằng những câu thân mật .
Những em bé khi mới bi bô tập nói, cha mẹ đã dạy cho trẻ khi gặp người phải chào hỏi: khoanh tay và nói “ạ”, “Con chào bà ạ”, “ Con chào ông ạ”, “ Con chào cô ạ”,…Khi tới tuổi đến trường mầm non các cô giáo cũng dạy cho con ngay từ những buổi đầu đến lớp bé chào cô, chào tạm biệt ông, bà bố mẹ khi tới lớp. Để trẻ học được thói quen lễ phép chào hỏi thì cô giáo và người lớn phải là những tấm gương cho trẻ, trẻ có đặc tính là bắt chước hành động của người lớn nên khi thấy người lớp chào trẻ sẽ bắt chước chào theo. Trẻ thường xuyên chào hỏi như vậy sẽ tạo nên một thói quen văn minh. Để tạo thói quen đó cũng cần phải trải qua một quá trình rèn kĩ năng chào hỏi cho trẻ. Thường thì trẻ chỉ thích chào những ai là người thân quen đối với trẻ hoặc trẻ sẽ chào hỏi theo cảm xúc của bản thân có thể khi trẻ vui trẻ mới chào còn khi buồn cáu hoặc có cảm xúc khác trẻ không muốn chào. Ở trường mầm non, thời gian trẻ hoạt động học tập, vui chơi chiếm một khoảng thời gian lớn. Môi trường giáo dục chính là nơi giúp trẻ rèn những kĩ năng chào hỏi. Giáo viên dạy trẻ chào hỏi không chỉ qua những hoạt động học mà còn có thể dạy trẻ ngay ở những hoạt động cụ thể. Như giờ đón trả trẻ, cô giáo có lời chào đến bố mẹ trẻ vào chào trẻ thì trẻ sẽ chào cô và bố mẹ sau một vài lần được cô giáo và bố mẹ dạy. Những lần sau không cần người lớn và cô nhắc nhở thì trẻ tự chào khi được cô chào trước hoặc kể cả khi không chào . Hoặc khi trẻ vui chơi trong trường trẻ được gặp rất nhiều cô giáo khác, bác bảo vệ, bác làm vườn khi cô chào trước trẻ cũng bắt chước chào theo. Và qua chính những bài học giáo viên dạy trẻ biết được chào hỏi là thể hiện sự lễ phép của trẻ và tôn trọng người khác. Trẻ đã dần hình thành được kĩ năng chào hỏi và thể hiện được sự tự tin ở trẻ. Chúng ta hãy duy trì các hoạt động giáo dụ kĩ năng chào hỏi để có một thói quen văn minh tốt góp phàn lưu giữ nết đẹp trong truyền thống văn hóa chào hỏi của người Việt.