1. Lắng nghe trẻ chia sẻ suy nghĩ và đưa ra những câu hỏi mở
Giáo viên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc khơi gợi trẻ nói lên những suy nghĩ của mình trước để tìm hiểu con đã biết được gì về dịch bệnh và từ đó mở rộng chủ đề. Cuộc trò chuyện diễn ra trong không khí thân thuộc và thoải mái với trẻ. Trẻ thoái mái nói lên những suy nghĩ của bản thân, chia sẻ những việc đã làm khi ở nhà phòng chống dịch , và cảm xúc nhớ các bạn, nhớ cô khi phải ở nhà trong thời gian nghỉ dịch.
2. Xây dựng kiến thức cơ bản về covid 19 cho trẻ
Chắc hẳn trong quá trình nghỉ dịch trẻ đã được bố mẹ và người thân trong gia đình giải thích về dịch bệnh. Cô giáo trò chuyện để kiểm tra thông tin từ trẻ, từ đó củng cố và truyền đạt thêm kiến thức cơ bản về dịch viêm đường hô hấp cấp cho trẻ hiểu. Giáo viên lựa chọn từ ngữ phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ để giúp trẻ hiểu hơn về dịch bệnh. Đồng thời giáo viên trả lời các câu hỏi của trẻ một cách trung thực, có kiến thức và không quá đi sâu vào các chi tiết nếu không cần thiết.
3. Hình thành một số kỹ năng phòng tránh dịch
Mặc dù những kĩ năng dưới đây là những việc cơ bản mà trẻ đã thực hiện ở trường , nhưng đây là thời điểm giáo viên cần nhấn mạnh để trẻ hiểu và chỉnh sửa nếu trẻ thực hiện sai cách .
- Kiểm tra nhiệt độ của trẻ 3 lần/1 ngày khi trẻ ở trường đến nắm được sức khoẻ của trẻ .
- Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng thời điểm ( khi tay bẩn, khi tham gia hoạt động, sau khi đi vệ sinh , trước khi ăn và sau khi hắt hơi, ho) và đúng cách
- Ăn đầy đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng cho bản thân.
Phát triển toàn diện cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hằng ngày là rất quan trọng, vì vậy hoạt động trò chuyện sẽ giúp cho trẻ có được các kỹ năng, kiến thức về dịch bệnh, từ đó bảo vệ bản thân và vui vẻ, hào hứng khi đi học - để mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui!