Internet là một trong những công cụ để đạt được những mục tiêu trên, nhưng chỉ khi nó được sử dụng một cách thông minh, hợp lý.
Trong xã hội hiện nay, internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ người lớn, trẻ em cùng cần internet cho học tập cũng như cho hoạt động giải trí của mình. Cha mẹ nên dành thời gian trao đổi và rèn luyện kỹ năng sống cho con, hướng dẫn con định hướng, hoạch định kế hoạch cho cuộc đời dựa trên những thế mạnh, hứng thú, tiềm năng của trẻ. Tập cho trẻ biết đánh giá từng hoạt động trong kế hoạch để đảm bảo những việc mình làm trong hiện tại là phù hợp với mục tiêu lâu dài trong kế hoạch cuộc đời. Làm thế nào để bảo vệ con trên mạng xã hội? - Ảnh 1. Trẻ em cần được trang bị kỹ năng khi sử dụng internet Cha mẹ chủ động chỉ cho con phân biệt thông tin tốt và thông tin độc hại Cha mẹ cần dạy trẻ cách phân biệt những thông tin nào là an toàn và thông tin nào là nguy hiểm từ Internet. Cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để giám sát tất cả mọi thứ con mình làm, nhưng chúng ta có thể dạy chúng cách tự bảo vệ mình khỏi những thứ độc hại, nguy hiểm trên mạng. Hãy dạy con "khôn" hơn, chủ động hơn trên mạng ảo. Cần giới hạn thời gian và thời lượng sử dụng internet Cha mẹ cần kiểm soát thời lượng sử dụng internet, thiết lập những khu vực không có công nghệ trong nhà, hoặc giờ không sử dụng các thiết bị điện thoại, kể cả bố và mẹ. Cần phải làm gương cho con trẻ. Kiểm soát nội dung truy cập của trẻ Luôn để mắt theo dõi trẻ và tốt nhất là dạy trẻ cách truy cập một số trang website nhất định, để tránh các nội dung không phù hợp. Xây dựng quy ước với trẻ trước khi sử dụng, nhắc nhở trẻ về những nguy cơ có thể gặp để tăng cường cảnh giác. Dặn trẻ không được cung cấp các thông tin cá nhân Cho trẻ thấy thông tin cá nhân là của riêng mình, mang tính chất riêng tư. Trẻ cần phải biết quy tắc không cho biết thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ trên mạng xã hội, không dùng chung password. Trở thành người bạn của trẻ ngay cả trên trang mạng xã hội Việc kết bạn cùng con trên Facebook cũng giúp cha mẹ hiểu nhanh tâm tư của con hơn. Cha mẹ không nên phán xét nhắc nhở con trên mạng xã hội, chỉ đơn giản là một người bạn của con trên đó. Bởi nếu cha mẹ phán xét, con sẽ block cha mẹ luôn, thay đổi nick để mẹ không theo dõi. Cha mẹ làm bạn với con từ bé, con sẽ chia sẻ với cha mẹ mà không cần phải lên Facebook than thở. Cần làm gương cho trẻ Sẽ không thể có mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái khi những giao tiếp, tương tác truyền thống như trò chuyện, chia sẻ, cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi bị xem nhẹ. Đồng thời, mỗi bậc phụ huynh phải tự cập nhật kiến thức, công nghệ, cùng đồng hành với con trên không gian mạng. Trong mọi biện pháp thì việc trao đổi, kết nối giữa cha mẹ và con cái luôn có hiệu quả.