Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực phẩm giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đồng thời, chúng duy trì, bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác. Quan trọng nhất, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Sau đây nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non Thạch Bàn xin giới thiệu cùng các bậc phụ huynh 8 loại thực phẩm giàu kẽm:
Cần thường xuyên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu kẽm cho trẻ
1. Sữa
Sữa và các loại phô mai là một loại thực phẩm cực kỳ giàu chất kẽm. Lượng kẽm có trong sữa hoặc phô mai có khả năng được cơ thể trẻ hấp thụ tối đa, chính nhờ vậy mà lượng kẽm của trẻ sẽ được nâng cao và cải thiện rõ rệt.
Lượng kẽm trong sữa chiếm khá cao
Cụ thể, 100gr phô mai cheddar chứa khoảng 28% lượng kẽm cần thiết cho một ngày, cũng như vậy, một cốc sữa đầy đủ chất béo chứa khoảng 9% lượng kẽm mà trẻ cần hấp thu. Bên cạnh đó, sữa tươi còn là nguồn dinh dưỡng rất tốt, giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Nó chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin A, D có lợi cho cơ, xương và răng; chất béo tốt cho trí não của trẻ; protein và hydrocarbon giúp trẻ tăng trưởng nhanh hơn.
2. Các loại động vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ như cua, sò, hến… Thường chiếm một lượng kẽm khá cao. Đặc biệt là hàu, một loại thực phẩm giàu chất sắt và kẽm. Nhìn chung, ước tính với 6 con hàu thì trung bình cung cấp 32 mg kẽm, tương đương 291% lượng kẽm. Trong 100 gram cua Alaska lại chứa 7.6 mg kẽm, chiếm 69% nhu cầu kẽm của trẻ. Các loài động vật có vỏ nhỏ khác như tôm, sò, hến cũng cung cấp một lượng kẽm khá tốt.
Nhiều loại động vật có vỏ chứa kẽm được nhiều trẻ em yêu thích
Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho trẻ cũng như nhiều cách chế biến khác nhau, tránh gây ngán cho trẻ. Nhưng bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm để xem trẻ có bị dị ứng với các loại thực phẩm này không.
3. Các loại hạt
Hạt là một loại thực phẩm phổ biến, lành mạnh và có thể sử dụng ở hầu hết mọi bữa ăn thường ngày. Các loại hạt thường có nhiều chất béo, ít carbs và là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm vitamin E, magiê và selen. Hàm lượng carb của hạt cũng sẽ tùy vào từng loại hạt khác nhau.
Lượng kẽm của mỗi loại hạt là khác nhau
Về lượng kẽm chứa trong hạt, mỗi loại hạt sẽ có cho mình một mức nhất định, chẳng hạn như 30 gram hạt gai dầu chứa khoảng 31% và 43% lượng kẽm khuyến cáo hàng ngày. Ngoài ra, các hạt cũng chứa một lượng kẽm đáng kể khác như hạt bí và hạt vừng. Để sử dụng tối đa lượng kẽm trong hạt, ta có thể ép dầu hoặc kết hợp với các món súp, sữa chua cho trẻ.
4. Một số loại rau củ
Lượng kẽm trong các loại rau thương không có định lượng lớn. Tuy nhiên, vẫn có một số loại chiếm một lượng kẽm phù hợp để bổ sung cho trẻ. Thông thường, 1 củ khoai tây chứa khoảng 1 mg kẽm, chiếm 9% so với lượng yêu cầu của cơ thể trẻ mỗi ngày. Một số loại rau khác như đậu xanh và cải xoăn chứa ít hơn, khoảng 3% nhu cầu mỗi ngày trong mỗi 100 gram.
Nhiều loại rau củ vẫn chưa một lượng kẽm tối thiểu
Dù chứa không nhiều kẽm, nhưng giúp trẻ ăn nhiều rau củ cũng sẽ mang lại nhiều chất dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm hơn. Rau củ cũng sẽ giúp trẻ cải thiện đường tiêu hóa, đặc biệt là khi trẻ bị táo bón.
5. Thịt
Thịt là nguồn cung cấp và cũng là loại thực phẩm giàu kẽm cho bé, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Mỗi loại thịt thường sẽ có một lượng kẽm khác nhau, tập trung chủ yếu vào thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được khuyến cáo chỉ nên được sử dụng ở một khối lượng nhất định, việc lạm dụng quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho cơ thể trẻ
Thức tế, một lượng khoảng 100 gram thịt bò chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày. Ngoài ra, lượng thịt này cũng cung cấp 176 calo, 20 gram protein và 10 gam chất béo. Bố mẹ hãy nhớ nấu chín kỹ nếu lựa chọn loại thực phẩm này cho con mình nhé!
6. Cây họ đậu
Đa số các loại đậu đều chứa một lượng kẽm khá cao. Ví dụ như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,… Cụ thể, 100gr đậu lăng nấu chín chứa khoảng 12% lượng kẽm yêu cầu của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng cũng chứa phytates. Đây là chất chống độc gây ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác, có nghĩa là kẽm từ cây họ đậu không được hấp thụ tốt như kẽm từ các thực phẩm động vật.
Các loại đậu có thể áp dụng vào nhiều món ăn khác nhau
7. Ngũ cốc
Cũng giống như các loại đậu, ngũ cốc có chứa phytate, một yếu tố làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ kẽm. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều phytate hơn các phiên bản tinh chế và có khả năng sẽ cung cấp ít kẽm hơn.
Ngoài chứa kẽm, dinh dường từ ngũ cốc mang lại rất tốt cho trẻ em
Tuy nhiên, ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe và chúng cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen. Vì vậy, hãy tìm những thương hiệu ngũ cốc uy tín và sử dụng nó vào bữa ăn hằng ngày của trẻ một cách hợp lý.
8. Yến mạch
Lượng kẽm trong yến mạch được xác định khoảng 1,1mg trong một gói cháo yến mạch ăn liền. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, khoáng chất, chất béo và các chất xơ hòa tan. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất hạ lipid như flavonoid, sterol, saponin… Việc sử dụng yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ.
Yến mạch là món ăn rất thân thuộc với các bé nhỏ
Tuy nhiên, để trẻ hấp thu tối đa lượng kẽm trong yến mạch, bố mẹ phải lựa chọn các loại yến mạch đạt chuẩn, cũng như sử dụng một lượng vừa phải để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Kẽm và các loại thực phẩm giàu kẽm cho trẻ là một yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển và toàn diện sức khỏe. Mặc dù vậy, bố mẹ cũng phải biết sử dụng nó một cách đúng lúc, đúng liều lượng cũng như không quá lạm dụng các loại thực phẩm này.