1.Có nên cho trẻ học tiếng Anh từ sớm?
Giai đoạn mầm non là giai đoạn tốt nhất để học tiếng Anh , đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đều có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ
2.TRẺ CÓ BỊ RỐI LOẠN NGÔN NGỮ KHI HỌC TIẾNG ANH TỪ SỚM KHÔNG?
Câu trả lời là không! Trẻ em trên toàn thế giới đều có thể học hơn 1 ngôn ngữ mà không gặp vấn đề gì trong quá trình phát triển các ngôn ngữ của trẻ.
Và theo như trung tâm nghiên cứu trẻ em Yale “Sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ nói được 2 ngôn ngữ vượt trội hơn hẳn trẻ chỉ nói được 1 ngôn ngữ. Sự kích thích khả năng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ.”
Tạo ra cho trẻ một môi trường tiếng Anh tiếp thu kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất.
3.TRẺ CHƯA BIẾT VIẾT HỌC TIẾNG ANH ĐƯỢC KHÔNG?
Cũng giống như tiếng Việt, trẻ sẽ bắt đầu hình thành kỹ năng nghe nói trước song song với việc nhận diện mặt chữ từ đó phát triển khả năng đọc và viết tiếng Anh. Với các bé trong độ tuổi từ 4 – 6 thì việc có môi trường cho bé tiếp xúc với Tiếng Anh qua nghe – nói hình thành phản xạ tự nhiên quan trọng hơn nhiều việc cho trẻ tập viết chữ.
4. TRẺ HỌC TIẾNG ANH ĐÃ 3 NĂM NHƯNG VẪN KHÔNG NÓI ĐƯỢC NHIỀU? VÌ SAO?
Là do môi trường con bạn đang học không đúng phương pháp dạy hoặc do bạn đầu tư chưa đúng môi trường. Bên cạnh những phương pháp dạy học, môi trường học tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng, trong quá trình giảng dạy cần sử dụng 100% tiếng Anh nhằm tạo ra cho trẻ một môi trường như tiếng mẹ đẻ để dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất.
5.CÓ NÊN MỜI THẦY VỀ DẠY KÈM CHO BÉ HOẶC LÀ HỌC NHÓM TẠI NHÀ HAY CHO CON HỌC TẠI TRUNG TÂM?
Thứ nhất, học theo một tổ chức bao giờ cũng tốt hơn học với một cá nhân. Vì cá nhân nhân chỉ dạy theo kinh nghiệm còn tổ chức dạy theo phương pháp.
Thứ 2, mỗi giáo viên có điểm mạnh riêng mà con bạn cần được học với người thầy có điểm mạnh phù hợp trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ. Vì vậy, một giáo viên có thể tốt cho trẻ ở giai đoạn này nhưng chưa chắc lại phù hợp trong giai đoạn phát triển khác của trẻ.
Thứ 3, hoạt động học tập của trẻ thường gắn liền với những hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa để phát triển kiến thức văn hoá mà điều đó chỉ có tổ chức mới làm được tốt.
Thứ tư, điều kiện giảng dạy tại một tổ chức bao giờ cũng tốt hơn.
6.TRẺ NÊN BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH VỚI GIÁO VIÊN VIỆT NAM HAY GIÁO VIÊN BẢN NGỮ?
Câu trả lời là cả 2. Bé cần tiếp xúc với Tiếng Anh 100% trên lớp để hình thành phản xạ với thứ ngôn ngữ mà với bé là hoàn toàn mới mẻ này. Bên cạnh đó, giáo viên người Việt Nam cũng cần luôn theo sát bé để nắm bắt được khả năng tiếp thu của bé, giúp bé tương tác trong các hoạt động lớp theo đúng yêu cầu cũng như việc luyện tập Tiếng Anh được hiệu quả hơn.
7.LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÍCH THÍCH LÒNG ĐAM MÊ HỌC TIẾNG ANH CHO TRẺ?
Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học
Phụ huynh có thể áp dụng phương pháp học mà chơi, chơi mà học để kích thích việc học ngoại ngữ của trẻ. Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình “không lồng tiếng Việt”.
Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học. Bạn có thể cho trẻ nghe phát âm chuẩn từ các mẩu truyện cổ tích trên các trang thông tin điện tử nước ngoài, phim hoạt hình hay các bài hát, phần mềm dạy tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là khối lượng kiến thức và thời lượng buổi học phải phụ thuộc vào độ tuổi và sự hứng thú của trẻ
8.TRẺ HỌC TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO VÀ VỚI GIÁO TRÌNH NÀO LÀ HIỆU QUẢ?
Dựa theo tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này là: dễ mất tập trung, hay quên, giỏi bắt chước, ham học hỏi, tò mò …, các nhà giáo dục Mỹ đã xây dựng chương trình Tiếng Anh đặc biệt dành cho trẻ độ tuổi mầm non dựa trên 3 phương pháp đó là:
Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ thông qua nghe: là phương pháp mô phỏng và lặp lại những cách phát âm chuẩn, thông qua đó học sinh có khả năng tự sửa và luyện tập âm chuẩn.
Phương pháp thiết lập thói quen hàng ngày: rất tốt cho sự phát triển bộ nhớ bé. Sự lặp đi lặp lại một hành động, nghi thức, câu nói là cách bạn đang kích thích trí não bé hoạt động và ghi nhớ những điều cần thiết.
Phương pháp tiếp cận tương tác: bao gồm cơ hội học tập tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh và học sinh với công nghệ trong quá trình học nhằm tăng cường luyện tập hai kỹ năng nghe và nói.